Sau khoảng 10 tháng triển khai trùng tu,áthiệnnhiềudấuvếtquantrọngtrongquátrìnhtrùngtuchùaCầm88 đến nay dự án tu bổ di tích đặc biệt chùa Cầu (TP.Hội An, Quảng Nam) đã hoàn thành việc hạ giải công trình, gia cố phần móng.
Điều đáng nói, trong quá trình khảo sát, đào thám sát, khảo cổ dự án tu bổ di tích chùa Cầu, các chuyên gia đã ghi nhận nhiều dấu vết giá trị.
Trong đó, phát hiện nhiều vỏ hến tại vị trí hố đào phần sau chùa và miếu Ngũ Hành; phát hiện nhiều đá tại các vị trí giữa móng cầu và đường kiệt; phát hiện một khối lớn vữa vôi, đất sét, gạch xây tại đầu cầu phía đường Trần Phú.
Tại phần móng còn phát hiện 3 viên đá, trên 3 viên đá có khắc 3 chữ. Dự đoán ban đầu đây là 3 viên đá được chọn lựa để đặt đầu tiên trong lễ trí thạch của người Hoa khi xây dựng chùa.
Ngoài ra, tại vị trí hệ mái ngói âm dương đầu cầu phía đường Nguyễn Thị Minh Khai phát hiện một hình vẽ mặt trên viên gạch, có thể là 2 chữ "Lôi lệnh" viết nối nhau, là một dạng làm phép để chống sét của người xưa.
Trong quá trình tháo dỡ, khảo sát, các chuyên gia còn phát hiện nhiều ghi chú, chữ khắc lên gỗ, đinh tán xòe dùng để liên kết các cấu kiện gỗ…
Chùa Cầu (TP.Hội An, Quảng Nam) là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo không chỉ ở Việt Nam mà còn hiếm thấy trên thế giới. Dù đã qua 7 lần sửa chữa, nhưng trước sự bào mòn của thời gian cùng tác động của con người lẫn thiên tai, di tích hàng trăm năm tuổi này đang xuống cấp nghiêm trọng
MẠNH CƯỜNG
Để bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt chùa Cầu, UBND TP.Hội An đã tổ chức khởi công dự án tu bổ có tổng kinh phí 20,2 tỉ đồng, thời gian thi công 360 ngày
MẠNH CƯỜNG
Hàng chục chuyên gia về di tích của Việt Nam và Nhật Bản đã khảo sát thực tế để tư vấn, đưa ra các giải pháp quan trọng giúp tu bổ, phục hồi cấu kiện gỗ; tu bổ, phục hồi mái ngói và các bộ phận trang trí mái...
MẠNH CƯỜNG
Kết quả nghiên cứu, khảo sát làm tư liệu khoa học cho dự án tu bổ di tích chùa Cầu cho thấy phần chùa có dấu hiệu lún nhẹ (độ lệch lún dao động 1 - 5 cm) tại khu vực phía sau về các góc. Phần lớn các cột nghiêng nhẹ và đa hướng. Hệ khung gỗ phần chùa có xu hướng lún, lệch nhẹ về phía sau dẫn đến độ nghiêng hơi nhiều, có xu hướng nghiêng về phía sông
MẠNH CƯỜNG
Dự án tu bổ chùa Cầu khởi công từ ngày 28.12.2022, đến nay đã hoàn thành quét 3D toàn bộ di tích; hạ giải hệ mái ngói âm dương, hạ giải hệ khung gỗ; gia cố hệ móng, mố, trụ…
MẠNH CƯỜNG
Các công việc tiếp theo gồm: tu bổ hệ đà sàn, khung và mái; gia cố hệ móng, mố, trụ (phần còn lại); các hạng mục phụ trợ, tôn tạo cảnh quan...
MẠNH CƯỜNG
Ngói sau khi tháo dỡ đã được sắp xếp cẩn thận để tái sử dụng
MẠNH CƯỜNG
Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho hay trong quá trình thi công, gia cố móng, mố, trụ gặp nhiều khó khăn. Công tác đào khảo sát, thám sát, khảo cổ tiến hành rất tỉ mỉ, cẩn thận
MẠNH CƯỜNG
Quá trình hạ giải được làm thủ công hoàn toàn. Từng viên ngói, mạch hồ, chốt gỗ… được gỡ bằng tay cẩn thận rồi định vị bằng khung gỗ, đánh dấu số thứ tự để không xáo trộn và nứt vỡ
MẠNH CƯỜNG
Sau khi thống nhất các giải pháp, công tác gia cố được tiến hành từng bước một và thận trọng, tổ chức gia cố từng vị trí; đến nay cơ bản hoàn thành, đáp ứng yêu cầu ổn định về kết cấu mà vẫn bám sát hiện trạng, đảm bảo theo quan điểm và giải pháp trùng tu
MẠNH CƯỜNG
Để thi công công trình đặc biệt này, TP.Hội An đưa ra phương án được xem là “hiếm có”: du khách trong nước, quốc tế và người dân Hội An có thể tiếp cận, chiêm ngưỡng quá trình hạ giải, trùng tu di sản ở cự ly gần nhất
MẠNH CƯỜNG
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP.Hội An, cho biết di tích chùa Cầu (Lai Viễn kiều) là một thành phần cấu thành quan trọng, có giá trị đặc biệt tiêu biểu trong khu phố cổ Hội An. Vì vậy, tất cả các khâu trong quá trình tu bổ phải được khảo sát, tổ chức đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng nhằm đảm bảo tính khoa học
MẠNH CƯỜNG
Năm 1986, các chuyên gia đã dùng gỗ kiền kiền để trùng tu. Hiện tại, gỗ lim được dùng làm vật liệu chính và thực tế căn bản kiến trúc di tích gỗ ở Việt Nam hầu hết sử dụng gỗ lim
MẠNH CƯỜNG
Hệ thống mố cầu được gia cố chặt chẽ
MẠNH CƯỜNG
Du khách tham quan quá trình tu bổ chùa Cầu
MẠNH CƯỜNG
Hệ thống gầm chùa Cầu đã được hạ giải
MẠNH CƯỜNG
Gỗ sau khi hạ giải được đặt cẩn thận một góc nhằm tái sử dụng sau này
MẠNH CƯỜNG
Trong quá trình khảo sát, đào thám sát, khảo cổ dự án tu bổ di tích chùa Cầu, các chuyên gia đã ghi nhận nhiều phát hiện có giá trị
MẠNH CƯỜNG
Phần trang trí mái chùa Cầu được tháo dỡ và gia cố cẩn thận để tránh nứt gãy trong quá trình tu bổ
MẠNH CƯỜNG
GS - KTS Hoàng Đạo Kính, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, cho rằng bản thân đã gắn bó với công việc tu bổ di tích hơn 50 năm, nhưng đây là lần đầu tiên ông thấy một di tích được tu bổ ở dạng "giải phẫu mở", quá trình tu bổ du khách vẫn xem, ngắm được chùa Cầu. Đây là phương pháp tu bổ độc đáo và có thể xem là hình mẫu để tham khảo, học hỏi trong lĩnh vực tu bổ di tích
MẠNH CƯỜNG